Viêm Não Nhật Bản Imojev

Viêm Não Nhật Bản Imojev

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh lây lan qua muỗi đốt. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như sưng quanh não, hôn mê... Cách tốt để phòng tránh bệnh là tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản. Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại vắc-xin phổ biến là vắc-xin viêm não Nhật Bản B JEVAX (Việt Nam) và IMOJEV (Pháp).

Bệnh viêm não Nhật Bản là bệnh lây lan qua muỗi đốt. Bệnh có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như sưng quanh não, hôn mê... Cách tốt để phòng tránh bệnh là tiêm phòng vắc-xin viêm não Nhật Bản. Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại vắc-xin phổ biến là vắc-xin viêm não Nhật Bản B JEVAX (Việt Nam) và IMOJEV (Pháp).

Bệnh viêm não Nhật Bản là gì?

Viêm não Nhật Bản là một bệnh nhiễm trùng não do virus gây bệnh lây lan qua vết muỗi đốt. Bệnh thường phổ biến nhất ở các vùng nông thôn ở Đông Nam Á, các đảo Thái Bình Dương và Viễn Đông. Virus này được tìm thấy ở lợn và chim sau đó truyền sang muỗi khi chúng cắn những động vật bị nhiễm bệnh.

Hiện tại vẫn chưa có cách chữa viêm não Nhật Bản mà chỉ điều trị hỗ trợ chức năng của cơ thể khi bị nhiễm virus. Khi nhiễm virus gây bệnh, hầu hết mọi người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ trong một thời gian ngắn, và thường bị nhầm là cúm. Nhưng cứ 250 người thì có khoảng 1 người bị nhiễm virus gây bệnh viêm não Nhật Bản xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng khi nhiễm trùng lan đến não. Điều này thường xảy ra 5 đến 15 ngày sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng này có thể là: sốt, co giật, không nói được, không kiểm soát được các bộ phận của cơ thể, yếu cơ hoặc liệt. Có tới 1 trên 3 người mắc triệu chứng nghiêm trọng sẽ tử vong do nhiễm trùng.

Virus gây bệnh lây lan qua vết muỗi đốt

Đặc điểm vắc-xin viêm não Nhật Bản Imojev

Vắc-xin Imojev là một loại vắc-xin đơn độc, vắc-xin sống nhưng bị suy yếu. Hoạt chất của nó là virus viêm não Nhật Bản sống, suy yếu, tái tổ hợp 4.0-5.8 log PFU/liều (0.5ml). Không có chất bảo quản bổ trợ hoặc kháng nguyên được thêm vào. Vắc-xin Imojev khi phục hồi là huyền phù không màu với màu hổ phách.

Vắc-xin là một loại virus sống giảm độc lực. Sau khi đưa vào cơ thể, virus sẽ nhân lên và kích hoạt kháng thể trung hòa, đồng thời đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đặc hiệu với virus viêm não Nhật Bản. Kết quả cho thấy sự bảo vệ chủ yếu của vắc-xin là qua trung gian bằng cách trung hoà các kháng thể.

Các nghiên cứu cho thấy tất cả động vật được tiêm một liều vắc-xin đã phát triển các kháng thể trung hòa đặc hiệu chống lại virus viêm não Nhật Bản và được bảo vệ để chống lại virus này bằng thử thách virus Nhật Bản có độc lực. Một liều Imojev duy nhất có khả năng miễn dịch như ba liều của vắc-xin viêm não Nhật Bản bất hoạt được tiêm ở người lớn từ 18 tuổi trở lên. Mức độ kháng thể bảo vệ huyết thanh thường đạt được 14 ngày sau tiêm chủng. Còn với những trẻ từ 9 tháng tuổi thì mức độ kháng thể bảo vệ huyết thanh thường đạt được sau 28 ngày kể từ khi tiêm chủng.

Vắc-xin Imojev là một loại vắc-xin đơn độc

Vắc-xin Imojev được chỉ định điều trị dự phòng viêm não Nhật Bản ở người từ 9 tháng tuổi trở lên với một liều Imojev 0.5ml.

Ở trẻ em và thanh thiếu niên đến mười 18 tuổi cần phải bảo vệ lâu dài nên tiêm một liều Imojev 0.5ml như một liều tăng cường sau lần tiêm chủng đầu tiên. Liều tăng được khuyến cáo tốt là 1 năm sau lần tiêm chủng đầu tiên và có thể tiêm đến 2 năm sau lần tiêm chủng đầu tiên. Khi đó, miễn dịch được duy trì ở mức độ cao ít nhất 3 năm sau liều tăng cường.

Ở người lớn, không cần tiêm liều tăng cường đến 5 năm sau khi tiêm một liều Imojev.

Vắc-xin Imojev không được trộn lẫn với bất kỳ loại vắc-xin tiêm hoặc thuốc nào khác. Đồng thời tránh tiếp xúc với chất khử trùng vì chúng có thể làm bất hoạt virus của vắc xin.

Vắc-xin Imojev hiện đang có tại Vinmec

Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.

Để đăng ký tiêm phòng, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: cdc.gov; nhs.uk