Tỉnh Hải Dương Wiki

Tỉnh Hải Dương Wiki

Việt "Hải Dương" sinh năm 1992, cái tên làm vạn người mê ở sới phủi Hà Thành, một mẫu tiền đạo hoàn hảo nhất, một phiên bản mà bất cứ đội bóng nào cũng muốn sở hữu. Bước ra từ sân chơi chuyên nghiệp.

Việt "Hải Dương" sinh năm 1992, cái tên làm vạn người mê ở sới phủi Hà Thành, một mẫu tiền đạo hoàn hảo nhất, một phiên bản mà bất cứ đội bóng nào cũng muốn sở hữu. Bước ra từ sân chơi chuyên nghiệp.

Tổng quan Văn hóa – xã hội vùng tỉnh Hải Dương

Hiện nay toàn tỉnh Hải Dương có 14 bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện cũng đang được đầu tư chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng và chất lượng. Các cơ sở y tế đạt chuẩn Quốc gia và cơ bản đã đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người dân trong tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Hải Dương là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa.

Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi tỉnh Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Đối với công tác giáo dục tỉnh Hải Dương vô cùng chú trọng chất lượng dạy và học từ độ tuổi mầm non đến THPT, quy mô, mạng lưới trường, lớp học phát triển đồng bộ, từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng học sinh giỏi quốc gia có tiến bộ vượt bậc, Hải Dương xếp thứ 5 toàn quốc. Đến nay, toàn tỉnh có 669 trường đạt chuẩn, chiếm 76.54%, tăng 1.17% so với năm học trước.

Tỉnh Hải Dương còn là quê hương của nhiều làng nghề truyền thống danh tiếng như chạm khắc đá Kính Chủ, chạm khắc gỗ Đông Giao, kim hoàn Châu Khê và gốm Cậy, gốm Chu Đậu, khắc ván in Hùng Lục, Liễu Tràng, thêu Xuân Nẻo, dệt chiếu Tiên Kiều. Sản phẩm làng nghề của người dân nơi đây toát lên sự khéo léo, tài năng, tỉ mỉ.. được du khách trong nước và quốc tế ưa chuộng.

Một số làng nghề truyền thống (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Hải Dương hiện nay có 66 làng nghề trên toàn tỉnh. Mặc dù định hướng của tỉnh theo hướng phát triển công nghiệp, Hải Dương vẫn giữ được truyền thống các làng nghề. Đến nay, nhiều làng nghề không những hồi sinh trở lại mà còn bắt nhịp với những yêu cầu mới của xã hội, sản xuất những sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng tới nhiều quốc gia trên thế giới, và trở thành điểm tham quan hấp dẫn cho du khách khi tới nơi đây.

Di sản văn hóa mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1,098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hóa, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn,…

Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt – nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn – Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh)

Bánh đậu xanh nét ẩm thực đặc trưng ở Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Hải Dương còn là cái nôi chèo lớn của Việt Nam với những tên tuổi như Huyền Nữ Phạm Thị Trân và các cố NSND. Năm 2020 cho thấy có tới 80% số tiết mục là chèo, 20% số tiết mục còn lại là ca nhạc, múa, cho thấy nghệ thuật chèo chưa bị mai một, vẫn còn lưu giữ và được truyền tải rộng rãi cho đến ngày nay.

Lễ hội ở Hải Dương đặc trưng của văn hóa phi vật thể được thể hiện ở các lễ hội truyền thống. phong tục, tập quán, với 566 lễ hội được khôi phục, mang đậm yếu tố lịch sử, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.

Đặc biệt du khách khi đến còn được thưởng thức những đặc sản nổi tiếng : bánh đậu xanh, vải thiều Thanh Hà, bún cá rô, bánh gai Ninh Giang…

Hải Dương là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, phát triển văn hóa, gìn giữ những nét đẹp truyền thống, du lịch ở tỉnh Hải Dương gắn liền với du lịch văn hóa – tâm linh, trải nghiệm các làng nghề truyền thống. Không những vậy, tỉnh Hải Dương còn được thiên nhiên ban tặng danh lam thắng cảnh đẹp trở thành khu du lịch sinh thái.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Bên cạnh đó, việc xây dựng sản phẩm du lịch được thực hiện gắn với việc phát huy văn hóa truyền thống, lợi thế tài nguyên du lịch và đặc biệt là kết nối các điểm du lịch với các di tích lịch sử – văn hóa để hình thành các tour du lịch đặc trưng.

Du lịch ở Hải Dương chưa phát triển nhiều và chủ yếu là du lịch văn hóa, tâm linh vì vậy khách du lịch không thường lưu trú lại mà sẽ tiếp tục chuyến đi đến các điểm nổi bật lân cận.

Trên đây là những thông tin tổng quan về thị trường tỉnh Hải Dương do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài đã có thể giúp nhà đầu tư có được cái nhìn sơ bộ trước khi đưa ra phương án đầu tư sinh lời hợp lý vào thị trường bất động sản tại khu vực này.

Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Nhật Mai

Website: https://senvangdata.com/

Hình ảnh về Tam Giang, Hải Dương, Hải Dương

Hình ảnh về Tam Giang đang được cập nhật!

Dự án bất động sản tại Phố Tam Giang, Hải Dương - Hải Dương

Hiện chưa có dự án nào tại Phố Tam Giang, Hải Dương - Hải Dương

Các quận huyện khác tại Hải Dương

Tỉnh Hải Dương thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng là một trong những trung tâm hành chính thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hải Dương là nơi hội tụ các nút thắt giao thông quan trọng, điều kiện thuận lợi phát triển du lịch văn hóa, tâm linh, tiềm năng phát triển kinh tế hấp dẫn, do đó càng ngày càng có nhiều nhà đầu tư để ý đến vùng đất này. Ngay sau đây hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu thông tin tổng quan vùng tỉnh Hải Dương .

Tổng quan Kinh tế vùng tỉnh Hải Dương

Quy mô kinh tế của tỉnh Hải Dương trong năm 2021  có các ngành nghề: nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, thương nghiệp – dịch vụ, trợ cấp sản phẩm. Trong đó ngành công nghiệp – xây dựng chiếm hơn một nửa cơ cấu kinh tế của tỉnh (54.9%),  ngành dịch vụ chiếm (26.6%), nông – lâm – ngư nghiệp là (9.4%) còn lại là trợ cấp sản phẩm ( 9.1%).

Biểu đồ quy mô kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2021 (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương đến năm 2025 và tiếp tục hướng đến 2030 có sự biến đổi nhẹ. Năm 2025 dự định ngành nông – lâm – ngư nghiệp là 8%,  công nghiệp – xây dựng 61.5% và dịch vụ là 30.5%.

Tuy nhiên, đến năm 2030, cơ cấu kinh tế tỉnh Hải Dương sẽ theo xu hướng giảm ở ngành nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ lần lượt là 30.2% và 6%. Còn lại ngành công nghiệp – xây dựng tăng lên là 63.8%, cho thấy tỉnh tập trung vào phát triển các ngành nghề về công nghiệp, xây dựng.

Năm 2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Hải Dương đạt 8.6% cao thứ 8/63 tỉnh, thành trên cả nước và xếp thứ 4/11 ở khu vực đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân trên đầu người đạt 77 triệu đồng, đứng thứ 16/63 tỉnh trên cả nước.

Biểu đồ định hướng kinh tế tỉnh Hải Dương năm 2025-2030 (Nguồn: Sen Vàng Tổng hợp)

Thu ngân sách: 19,290 tỷ đồng năm 2021, tăng khoảng gần 50% so với kế hoạch, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 2,497 tỷ đồng, bằng 125% dự toán (tương ứng tăng thu 497 tỷ đồng), bằng 104% so với thực hiện năm 2020.

Chi ngân sách, chi cho đầu tư phát triển ước đạt trên 6,800 tỷ đồng, bằng 235.8% dự toán năm; chi thường xuyên ước đạt trên 10,200 tỷ đồng, bằng 124% dự toán năm…

Vốn FDI trên địa bàn tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 492 dự án FDI với tổng số vốn 9.2 tỷ USD. Hải Dương được đánh giá là tỉnh đi đầu cả nước trong việc bảo đảm hạ tầng tốt nhất để cạnh tranh với các tỉnh, thành phố lân cận.

Bên cạnh các khu công nghiệp lớn, tỉnh Hải Dương còn phát triển mạnh mẽ về du lịch văn hóa – tâm linh. Tỉnh Hải Dương hiện có 1,098 khu di tích lịch sử trong đó có 133 di tích cấp quốc gia thu hút du khách đến tham quan, đóng góp một phần vào doanh thu ngành dịch vụ.