DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết 01/nhiều bộ phận cơ thể/bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn (theo khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật năm 2010).
Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau:
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn/suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần/suy giảm chức năng, không tự kiểm soát/không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc/suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80%;
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật có khả năng tự phục vụ sinh hoạt/suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
Điều 3 Luật Người khuyết tật và Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định khuyết tật gồm 06 dạng, cụ thể:
Giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển
Giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói
Giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường
Rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường
Giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc
Giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp nêu trên
Người khuyết tật là người hạn chế năng lực hành vi?
Việc xác định một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải căn cứ vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người đó và không phải người khuyết tật nào cũng là người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Khoản 1 Điều 22 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, việc xác định một người mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi căn cứ vào khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của người đó và phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Tức là, việc một người bị khuyết tật không phải là căn cứ để xác định mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Phải thuộc một trong các trường hợp nêu trên và được Tòa án ra quyết định thì mới được xác định là người mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 22, Điều 23, 24 Bộ luật Dân sự năm 2015 và đã thành niên thì người khuyết tật vẫn có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại tại Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trên đây là định nghĩa người khuyết tật là gì và quy định liên quan, nếu có thắc mắc, vui lòng gọi ngay đến tổng đài 19006192 để được giải đáp.
Tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010 định nghĩa:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Trong đó, Điều 3 Luật Người khuyết tật quy định có 06 loại khuyết tật là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ; Khuyết tật khác. Đồng thời, người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
– Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
– Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng như trên.
Căn cứ Điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng như sau:
– Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội bao gồm:
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
+ Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
+ Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
– Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng bao gồm:
+ Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) về đủ điều kiện nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;
+ Tờ khai thông tin người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc;
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+ Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật, nếu có;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng của người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội.
– Hồ sơ hỗ trợ kinh phí chăm sóc đối với người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo quy định như sau:
+ Trường hợp người khuyết tật chưa được hưởng trợ cấp xã hội, hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hồ sơ bao gồm: Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con dưới 36 tháng tuổi.