(TN&MT) - Từ năm 2011 cho đến nay, thông qua hoạt động phân loại rác tại nguồn được phát động trong các chi hội khu dân cư, Hội LHPN quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đã xây dựng quỹ học bổng “Ước mơ xanh” giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi được đến trường từ nguồn thu trong việc thu gom và phân loại rác thải tái chế.
(TN&MT) - Từ năm 2011 cho đến nay, thông qua hoạt động phân loại rác tại nguồn được phát động trong các chi hội khu dân cư, Hội LHPN quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đã xây dựng quỹ học bổng “Ước mơ xanh” giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi được đến trường từ nguồn thu trong việc thu gom và phân loại rác thải tái chế.
Đại học Quốc gia Hà Nội với tên gọi là Trường Đại học Đông Dương thành lập theo quyết địa số 1514a (ngày 16/5/1906) của Toàn quyền Đông Dương. Trường đặt tại số 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Mặc dù mục đích chính của trường Đại học Đông Dương là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ bộ máy cai trị của thực dân Pháp nhưng đây vẫn là ngồi trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, là tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) ngày nay.
Ngày 15/11/1945, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đông Dương được chuyển tên thành Trường Đại học Quốc gia Việt Nam.
Trường Đại học Đông Dương chuyển thành Trường ĐH Quốc gia Việt Nam
Đến năm 1951, nhà nước thành lập Trường Khoa học Cơ bản tại Chiến khu Việt Bắc. Đây cũng là một trong những Trường tiền thân của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày nay.
Theo Quyết định số 2183/TC ngày 4/6/1956 của Chính phủ, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội kế thừa cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường Đại học Đông Dương, Trường Đại học Quốc Gia Việt Nam và Trường Khoa học cơ bản.
VNU là trường gì chắc các bạn đã cơ bản hiểu được tuy nhiên ngôi trường này được thành lập khi nào cũng được rất nhiều người quan tâm.
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được thành lập theo Nghị định số 97/CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ dựa trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội gồm: Trường đại học Tổng học Hà Nội, Trường đại học Sư phạm Hà Nội I và Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Trường ĐHQGHN chính thức hoạt động theo Quy chế do chính Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.
Trường ĐHQGHN ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng nguồn nhân lực chất lượng cao, có vai trò nòng cốt đưa đất nước bắt nhịp và hội nhập quốc tế. Đó cũng là sự hiện thực hóa chủ trương của Đảng về đổi mới giáo dục đại học nước ta với kỳ vọng Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ phát huy là đầu tàu, nền tảng nòng cốt của nền giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Trường ĐHQGHN cũng phải đảm đương sứ mệnh thực hiện các nhiệm vụ lớn của Đảng, Nhà nước giao với các vấn đề quan trọng.
Khi tìm hiểu VNU là trường gì chắc hẳn bạn sẽ vô cùng bất ngờ vì trường có tới 190 chương trình đào tạo đại học và 198 chương trình đào tạo thạc sỹ và 118 chương trình đào tạo tiến sỹ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ, khoa học xã hội nhân văn, kinh tế, giáo dục, ngoại ngữ, sáng tạo nghệ thuật…
Tính tới đầu năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNU) có 12 đơn vị đào tạo thành viên gồm:
1. Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
2. Trường Đại học Ngoại ngữ (trước là Trường đại học Sư phạm Ngoại ngữ)
3. Trường Đại học Đại học Tự nhiên
4. Trường Đại học Đại học Công nghệ
5. Trường Đại học Đại học Việt Nhật
6. Trường Đại học Đại học Giáo dục
7. Trường Đại học Đại học Y dược
8. Trường Đại học Đại học Kinh tế
10. Trường Quản trị và Kinh doanh
12. Khoa Các Khoa học liên ngành
Khoa các khoa học liên ngành là 1 trong 12 đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội
Các viện nghiên cứu khoa học, các đơn vị thành viên trực thuộc Đại học VNU: Viện Trần Nhân Tông; Viện Công nghệ Thông tin; Viện Vi sinh vật và nghiên cứu về Công nghệ Sinh học; Viện Việt Nam học và phát triển Khoa học; Viện Đảm bảo về chất lượng giáo dục; Viện Tài nguyên và Môi trường; Viện Quốc tế Pháp ngữ.
VNU là trường gì chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn cơ bản qua các thông tin trên. Tuy nhiên tầm nhìn, sứ mệnh cũng như giá trị cốt lõi của ngôi trường này thì không phải ai cũng biết.
Tầm nhìn tới năm 2045: Trở thành đại học nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, đa ngành, đa lĩnh vực, trong nhóm các đại học hàng đầu châu Á và thế giới.
Sứ mệnh: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cột và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Giá trị cốt lõi: Đổi mới sáng tạo – Trách nhiệm quốc gia – Phát triển bền vững.
Khẩu hiệu hành động: Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu VNU là trường gì và có vị trí như thế nào khiến các bạn học sinh mơ ước được học tại trường.
Chúc các bạn sức khỏe và đừng quên theo dõi các tin bài hấp dẫn từ SIS nhé!
Đường đến trường mỗi ngày của Lê Phước Lộc bao năm qua luôn có mẹ kề bên - Ảnh: LÊ THUẬN
Phước Lộc vừa hoàn thành năm học lớp 8 với kết quả loại giỏi tại Trường THCS Lương Hòa Lạc (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang).
Hồi Lộc lên 3 tuổi, gia đình phát hiện có điều bất thường với sức khỏe của cậu con trai. Mang con đi khắp bệnh viện, kết quả chẩn đoán khiến ba mẹ choáng váng, con trai mắc chứng bệnh Hemophillia B (bệnh máu khó đông).
Những tháng ngày sống chung với bệnh tật, đau đớn cứ thế hành hạ bạn từ đó đến nay. Đến ngay cả việc thay răng sữa với Lộc cũng không giản đơn như bao đứa trẻ khác. Mỗi lần thay răng, Lộc phải nhập viện cả tuần để bác sĩ theo dõi, đề phòng biến chứng để có gì còn kịp thời xử lý liền.
Kinh khủng nhất là thời điểm đại dịch COVID-19. Chính trong thời điểm khó khăn ấy, Lộc bị vỡ mạch máu cổ, xuất huyết cả khớp gối và khớp háng, buộc phải truyền huyết tương liên tục trong 10 ngày.
Cha đi nuôi con trai ở bệnh viện và cả hai cha con đều nhiễm COVID-19. Lộc bị hôn mê sâu, kháng huyết tương. Cả nhà như sụp đổ.
Vậy là như một phép màu, cũng có thể là nghị lực, khát khao được sống quá mãnh liệt mà Lộc đã dần hồi tỉnh. Nhưng sau lần đó, Lộc không cử động được chân tay.
Bác sĩ tiên đoán bạn có thể bị liệt suốt đời. Nhưng con còn sống, với cha mẹ không có món quà nào quý giá hơn thế.
Hai mẹ con quyết không bỏ cuộc. Mẹ tìm chỗ đưa Lộc đi tập vật lý trị liệu đều đặn. Một lần nữa, phép màu như mỉm cười vì sau thời gian kiên trì tập luyện, Lộc đã có thể đi đứng lại được dù còn rất yếu. Mẹ ở hẳn nhà, trở thành điểm tựa của con trai trong mọi sinh hoạt, đi lại.
Giờ chỉ còn cha làm lao động tự do, cuộc sống đã khó lại càng khó, vì mẹ hầu như không thể đi làm được gì.
Không chỉ đưa đón Lộc đến trường, mỗi ngày khi đưa con trai vào ngồi yên vị trong lớp, mẹ lại ra hành lang lớp học ngồi chờ để khi con cần là mẹ sẽ có mặt ngay.
Giờ ra chơi, mẹ cố gắng dắt con ra sân, dìu con từng bước đi cũng là tập cho con vận động, giúp con thấy khỏe hơn lên.
Bất kể mưa nắng, đường đến trường của con luôn có mẹ kề bên, và luôn rất đúng giờ. Một ngày của mẹ bắt đầu bằng việc thức thật sớm để kịp lo cơm nước cho cả nhà trước khi đưa con trai đến trường.
Dẫu bệnh tật hành hạ nhưng Lộc luôn khát khao được đi học. Cũng bởi chính bạn còn không biết diễn biến bệnh tình của mình sẽ thế nào, ra vào bệnh viện suốt nên chỉ cần sức khỏe thấy ổn chút là tranh thủ học.
Kết quả học sinh giỏi với bất kỳ học sinh nào cũng đã là sự nỗ lực. Với Lộc, kết quả ấy còn là hành trình nỗ lực gấp bội. Thầy cô, bạn bè gọi Lộc là chiến binh có lẽ cũng không quá lời. Chính bạn cũng biết rõ hành trình này sẽ còn rất nhiều trở ngại, khó khăn phía trước để có thể đeo đuổi giấc mơ chinh phục con chữ.
Còn với người mẹ nghèo vùng quê ấy, con còn chiến đấu, mẹ sẽ vẫn luôn bước cùng con dù có phải trắc trở đến thế nào chăng nữa. Con chiến đấu, mẹ cũng sẽ chiến đấu. Đó không chỉ là cam kết mà là mục tiêu để mẹ và con cùng song hành.
Cuộc đời có thể chẳng bao giờ có phép màu, nhưng mẹ vẫn tin vào một ngày mai tươi sáng hơn.
Lê Phước Lộc luôn được chăm sóc và giám sát đặc biệt để tránh bị chấn thương hay té ngã. Bởi mỗi lần bị như thế sẽ ảnh hưởng rất tệ đến căn bệnh bạn đang mang.
Không biết bao lần Lộc bị xuất huyết mạch máu nhỏ khiến trên người cứ nổi những vết bầm tím. Cả nhà cũng không đếm hết số lần con trai phải chịu đựng những cơn đau do xuất huyết khớp gối khiến bạn không thể đi lại được.