Nghệ sĩ Bảo Quốc nói ở tuổi 75, ông giữ gìn sức khỏe, sống bình yên bên gia đình nhưng vẫn luôn nhớ cải lương thời vàng son.
Nghệ sĩ Bảo Quốc nói ở tuổi 75, ông giữ gìn sức khỏe, sống bình yên bên gia đình nhưng vẫn luôn nhớ cải lương thời vàng son.
Định cư ở Mỹ không quá khó, quý khách chỉ cần chuẩn bị kỹ lưỡng và lắng nghe những lời tư vấn từ các chuyên gia như Interimm, quá trình này sẽ trở nên suôn sẻ hơn. Thách thức chủ yếu nằm ở việc thích nghi với môi trường sống và làm việc mới.
Hệ thống y tế Mỹ có chất lượng cao nhưng cũng khá phức tạp và tốn kém. Việc lựa chọn bảo hiểm y tế phù hợp là rất quan trọng để đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết. Người Việt mới định cư cần tìm hiểu kỹ về các loại bảo hiểm, quyền lợi và chi phí tương ứng.
Ngoài ra, việc tìm kiếm bác sĩ gia đình và hiểu rõ quy trình khám chữa bệnh tại Mỹ cũng rất có ích cho gia đình người nhập cư.
Hội nhập văn hóa và xã hội là một quá trình quan trọng và đôi khi đầy thách thức đối với người Việt định cư tại Mỹ. Việc vượt qua rào cản ngôn ngữ là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Ngoài việc học tiếng Anh qua các khóa học chính thức, người Việt có thể cải thiện kỹ năng ngôn ngữ bằng cách tích cực giao tiếp với người bản xứ, xem phim, đọc sách báo tiếng Anh.
Xây dựng mạng lưới quan hệ là một phần không thể thiếu trong quá trình hội nhập. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tham gia các hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ sở thích, hoặc tình nguyện viên cho các tổ chức địa phương. Tham gia cộng đồng người Việt tại Mỹ cũng mang lại nhiều lợi ích, giúp chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau và duy trì bản sắc văn hóa.
Để hòa nhập với văn hóa Mỹ, người Việt cần mở rộng hiểu biết về lịch sử, phong tục và giá trị của đất nước này. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam cũng rất quan trọng. Cân bằng giữa hai nền văn hóa này sẽ giúp người Việt tạo dựng một cuộc sống hài hòa và phong phú tại Mỹ.
Khi định cư tại Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác, quý khách cũng có thể đối mặt với những thách thức và khó khăn như sau:
Môi trường làm việc tại Mỹ thường đòi hỏi cao về năng suất và hiệu quả. Người Việt mới định cư có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với tốc độ và cường độ làm việc. Để vượt qua thách thức này, cần nỗ lực học hỏi, nâng cao kỹ năng và tạo dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.
Cảm giác nhớ nhà và cô đơn là điều không thể tránh khỏi khi sống xa quê hương. Quý khách có thể cải thiện vấn đề này bằng cách duy trì liên lạc thường xuyên với gia đình, bạn bè ở Việt Nam và tham gia các hoạt động cộng đồng người Việt tại Mỹ có thể giúp giảm bớt những cảm xúc này.
Mặc dù không phổ biến, nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng phân biệt đối xử. Hiểu biết về quyền lợi của mình, tự tin về bản thân và văn hóa gốc, đồng thời tích cực tham gia vào cộng đồng địa phương sẽ giúp giảm thiểu những trải nghiệm tiêu cực này.
Nhiều người Việt đã chia sẻ rằng, mặc dù gặp nhiều khó khăn ban đầu, nhưng với sự kiên trì và nỗ lực, họ đã vượt qua được những thách thức này và xây dựng được cuộc sống ổn định tại Mỹ.
Công việc của chị cũng như bao người Việt xa xứ, là làm trong các tiệm nails. “Chị thấy cũng không vất vả mưa nắng như bán hủ tiếu ở quê nhà em ạ. Tiền lại khá hơn và quan trọng là tụi nhỏ có cơ hội học hành.” Chị viết như rủ rỉ tâm tình với tôi về cuộc sống Mỹ ở bên đấy.
Nỗi nhớ của những người con xa xứ không thể nói thành lời.
Thỉnh thoảng chị gửi về cho tôi vài món đồ. Khi thì bộ quần áo, đôi giày, lọ nước hoa nam,…. hoặc có lúc gửi về cho nhà mấy trăm đô. Tôi đọc rất nhiều bài viết về cuộc sống Mỹ của người Việt xa xứ, nên thương chị đứt ruột. Những đồng tiền đó là bao nhiêu tháng ngày chắt chiu của chị. Tôi bảo chị: “Em đã đi làm, cũng không thiếu thốn gì, chị đừng gửi gì về cho em.” Tôi cũng chẳng giục giã chị về thăm nhà. Một chuyến đi về quê là cả một năm trời anh chị tích cóp.
Tôi bảo, sẽ có lúc tôi và ba mẹ sẽ sang thăm anh chị và mấy cháu.
Tôi nói là nói thế thôi, chứ biết cũng khó lòng thực hiện được giấc mơ đoàn viên. Nhưng không hiểu sao từ lúc nào trong tôi bắt đầu nuôi “giấc mơ Mỹ”. Tôi tìm hiểu nhiều hơn về Mỹ. Văn hoá, con người, địa lý, khí hậu và cuộc sống Mỹ. Đặc biệt là California, nơi anh chị tôi đang sống.
Có lần vào dịp Tết của năm 2018, chị gọi điện về nhà với giọng đượm buồn. Hơn 10 năm chưa được về quê nên nhớ quê nhà da diết. Tôi bảo: Tết sang năm em và ba mẹ sẽ sang du lịch Mỹ để thăm chị.”
“Thật không?” giọng chị ngờ vực.
Chị nói như reo: “Cậu Út giỏi quá! Chị cám ơn nhé.” Rồi tự nhiên chị bật khóc ngon lành làm lòng tôi thắt lại vì thương cuộc sống ở Mỹ của chị.
Tôi đã hứa và mong rằng lời hứa ấy sẽ thành sự thật. Cầu mong cả gia đình sẽ được đặt chân đến Mỹ đúng Tết âm lịch để cả nhà được đoàn viên. Được như thế là thỏa nguyện của bố mẹ tôi, của chị và của tôi nữa.
Hành trình mơ ước của gia đình tôi đang chờ chúng tôi phía trước.
Chi phí định cư ở Mỹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương thức định cư, địa điểm sinh sống và phong cách sống. Quý khách có thể dành ra khoảng 20.000 – 30.000 USD cho các chi phí ban đầu như thuê nhà, mua xe và sinh hoạt trong những tháng đầu.
Người nhập cư có thể liên lạc với người nhà tại Việt Nam qua các ứng dụng như Skype, Zoom, WhatsApp hay Viber cho phép gọi điện và video call miễn phí. Ngoài ra, việc lên kế hoạch cho các chuyến thăm về Việt Nam định kỳ cũng là cách hiệu quả để duy trì mối quan hệ gia đình.
Định cư ở Mỹ là một hành trình đầy thách thức nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội mới. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tinh thần học hỏi và sự hỗ trợ từ cộng đồng, người Việt có thể xây dựng một cuộc sống thành công và hạnh phúc tại đất nước này.
Interimm, với kinh nghiệm dày dặn và dịch vụ chuyên nghiệp, luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách trong hành trình định cư Mỹ, từ những bước đầu tiên cho đến khi khách hàng ổn định cuộc sống mới.
Interimm được thành lập vào năm 2016 và có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư định cư Mỹ, Canada, Úc và Châu Âu uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với triết lý “Mỗi khách hàng thành công là một giải pháp di trú toàn diện”, Interimm cam kết cung cấp cho khách hàng những giải pháp di trú toàn diện, phù hợp với nhu cầu và mục tiêu cụ thể của mỗi khách hàng.
...Từ chân tướng tên phản động
Hoàng Duy Hùng, tên gọi khác là Nguyễn Nhất Phong, sinh ngày 19/5/1962, tại thị xã Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Năm 1975, theo gia đình di tản sang Mỹ, cư trú tại TP Houston, bang Texas. Năm 1978, Hoàng Duy Hùng xin gia nhập chi dòng Đồng Công ở Carthage, Missouri bang Atlanta, nhưng chỉ được ít năm thì buộc xuất tu vì vi phạm Giáo luật. Sau khi xuất tu, Hoàng Duy Hùng theo học ngành luật và tốt nghiệp năm 1986.
Sau khi tốt nghiệp, thay vì tìm kiếm việc làm phù hợp để có cuộc sống ổn định, Hoàng Duy Hùng lại tham gia vào một số nhóm phản động người Việt lưu vong trên đất Mỹ. Năm 1987, Hoàng Duy Hùng gia nhập cái gọi là “Mặt trận Việt Nam tự do” - một nhánh ngoại vi của nhóm phản động có danh xưng “Đại Việt đảng” do tên Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Kim - dân biểu chế độ Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975, sau giải phóng miền Nam di tản sang Mỹ cầm đầu.
Ngày 24/4/1992, nhận lệnh của Hà Thúc Ký, Nguyễn Văn Kim, Hoàng Duy Hùng mang theo nhiều tài liệu phản động nhập cảnh về Việt Nam thực hiện âm mưu chống phá, nhưng y đã bị bắt quả tang khi vừa đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM.
Hành vi nguy hiểm của Hoàng Duy Hùng đã phạm vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” (Điều 79 - Bộ luật Hình sự). Tuy nhiên, trong quá trình bị Cơ quan Điều tra thẩm vấn, Hoàng Duy Hùng đã tỏ ra ăn năn hối lỗi, thành khẩn khai báo rõ mọi hành vi phạm tội của y và những hoạt động phản dân, hại nước của cái gọi là “Mặt trận Việt Nam tự do”; đồng thời Hoàng Duy Hùng tự nguyện hứa sẽ lập công chuộc tội và có đơn xin Nhà nước Việt Nam khoan hồng để được trở về Mỹ đoàn tụ với gia đình.
Cơ quan Điều tra Việt Nam căn cứ vào chính sách khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước, xét thấy không cần thiết phải truy tố Hoàng Duy Hùng trước pháp luật nên đã ra lệnh trục xuất y về Mỹ vào cuối năm 1993.
Trở về Mỹ, thay vì ăn năn hối cải, từ bỏ mọi hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam như đã cam kết, thì Hoàng Duy Hùng lại tiếp tục tập hợp, lôi kéo một số đối tượng phản động tại Mỹ, như Nguyễn Lý Tưởng - tù phản cách mạng được tha, xuất cảnh sang Mỹ năm 1993, Nguyễn Việt Linh - cầm đầu cái gọi là “Hưng Việt bắc California”, Nguyễn Thị Đoan Trang - Giám đốc đài “Quê hương”, Võ Tráng Sinh - cầm đầu cái gọi là “Biệt đoàn thanh niên quốc gia”, Phạm Ngọc Trung - bí danh Nguyễn Tam Phong, Nguyễn Ngọc Hải, Nguyễn Xuân Vinh, Hoàng Kim Hoa... lập ra cái gọi là “Phong trào quốc dân Việt Nam hành động” để tiếp tục nuôi dưỡng âm mưu, ý đồ đen tối chống phá Nhà nước Việt Nam.
Tháng 3/1998, tại 2196 Milam Down, TP Houston, bang Texas (Mỹ), Hoàng Duy Hùng và đồng bọn đã tổ chức cái gọi là “lễ ra mắt phong trào quốc dân Việt Nam hành động” để khuếch trương thanh thế. Như vậy, qua sự việc này, một lần nữa cộng đồng người Việt tại Mỹ lại thấy rõ bộ mặt phản trắc, ngông cuồng, cơ hội của Hoàng Duy Hùng.
Ngay sau khi “ra mắt” “Phong trào quốc dân Việt Nam hành động”, Hoàng Duy Hùng đã cho tán phát “Tuyên cáo” kêu gọi liên kết với một số nhóm phản động lưu vong khác tại Mỹ, như “Liên minh Việt Nam tự do”, “Mặt trận dân tộc dân chủ” lập ra cái gọi là “Ủy ban điều hợp đấu tranh” để chuyển hoạt động chống phá về Việt Nam.
Năm 1998, Hoàng Duy Hùng đã cử Nguyễn Văn Thanh về Việt Nam tìm cách móc nối, phát triển lực lượng thực hiện âm mưu lật đổ chính quyền ở một số xã vùng sâu thuộc tỉnh Sóc Trăng. Sau thời gian nhập cảnh về Việt Nam, Nguyễn Văn Thanh đã liên lạc báo cho Hoàng Duy Hùng, y đã lôi kéo được hơn 10 người gia nhập tổ chức, đang chuẩn bị mua sắm chất nổ, lưỡi liềm, vải may cờ ba sọc, sơn, bút lông viết băng rôn, khẩu hiệu... để hoạt động manh động.
Tuy nhiên, mọi hoạt động của Nguyễn Văn Thanh và đồng bọn đều nằm trong tầm ngắm của lực lượng An ninh Việt Nam. Ngày 22/12/1998, lực lượng An ninh đã tiến hành bắt giữ Nguyễn Văn Thanh và đồng bọn, thu giữ gần 20 lưỡi liềm, 60 mét vải (màu trắng, đỏ, vàng dùng để may cờ, băng rôn, khẩu hiệu phản động), 2 can nhựa đựng 7 lít sơn màu xanh (dùng để viết khẩu hiệu).
Sau thất bại trên, đầu năm 1999, Hoàng Duy Hùng đến Pháp móc nối, kết nạp Phạm Văn Thành - tù phản cách mạng, được đặc xá ngày 2/9/1998 và Phạm Anh Dũng gia nhập tổ chức của y. Tại Pháp, Hoàng Duy Hùng, Phạm Văn Thành đã “quyên góp” được 100.000 USD để “phục vụ đấu tranh”, nhưng do ăn chia số tiền trên không đều, Hùng và Thành nảy sinh mâu thuẫn nên chúng chưa kịp liên kết để “chống Cộng” đã vội “tan đàn xẻ nghé”.
Trở về Mỹ, Hoàng Duy Hùng tiếp tục giở trò tuyệt thực trước lãnh sự quán Việt Nam tại Francisco đòi “tự do tôn giáo”, phóng thích “tù nhân chính trị” vào ngày 2/9/1999. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là màn kịch đánh bóng bản thân của Hoàng Duy Hùng với mục đích kiếm tiền bỉ ổi nhưng không được cộng đồng người Việt chú ý.
Từ ngày 13/12/2000 đến 8/2001, lợi dụng danh nghĩa “bào chữa” cho tên khủng bố, không tặc Lý Tống, Hoàng Duy Hùng đã 2 lần nhập cảnh Thái Lan, Campuchia tiếp tục tìm cách móc nối, lôi kéo và giao nhiệm vụ cho Nguyễn Văn Thao, Lê Huy Tâm, Nguyễn Quốc Cường, Trương Quốc Thắng vận chuyển thuốc nổ từ Campuchia vào Việt Nam tiến hành gây nổ khủng bố, phá hoại tại một số địa điểm ở TP HCM. Tuy nhiên, mọi hoạt động của Hoàng Duy Hùng đều bị Cơ quan An ninh Việt Nam phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Hiện nay, do bị cộng đồng người Việt tại Mỹ tẩy chay nên cái gọi là “Phong trào quốc dân Việt Nam hành động” của Hoàng Duy Hùng đã tan rã. Bản thân Hoàng Duy Hùng liên tiếp bị các nhóm phản động người Việt tại Mỹ... bao vây, cô lập. Tuy nhiên, do bản chất ngông cuồng, ngoan cố Hoàng Duy Hùng vẫn bộc lộ tư tưởng phản động, luôn tìm cách tuyên truyền, chống phá Việt Nam.
Tháng 12/2007, Hoàng Duy Hùng đã dùng mọi thủ đoạn “mua quan” để ngồi vào chiếc ghế “chủ tịch” cộng đồng người Việt tại TP Houston để tiếp tục lợi dụng thực hiện mưu đồ “chống Cộng” kiếm tiền.
Từ lâu, cộng đồng người Việt tại Mỹ thừa biết, Hoàng Cơ Minh, Hoàng Duy Hùng, Nguyễn Hữu Chánh, Đặng Văn Nhâm... đều là những tên “chống Cộng” - thực chất là chống lại quê hương, đất nước khét tiếng ở Mỹ. Những kẻ phản động, ngông cuồng như chúng, chống mãi chỉ thấy đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, vị thế Việt Nam ngày càng cao trên trường quốc tế; bà con Việt kiều nườm nượp trở về thăm quê hương và đầu tư phát triển kinh tế.
Nhận thấy con đường “chống Cộng” sẽ đi vào ngõ cụt, bọn chúng quay sang cắn xé lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng để tiếp tục lừa đảo kiếm tiền một cách bỉ ổi. Những vụ tranh giành ảnh hưởng và “choảng” nhau giữa chúng đã phá hoại cuộc sống bình yên của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Đã rất nhiều lần, chứng kiến cảnh những kẻ này nhiếc móc, chửi bới nhau, thậm chí còn hù dọa thanh toán lẫn nhau kiểu xã hội đen đã làm cộng đồng người Việt tại Mỹ phải cười đến vỡ bụng.
Chuyện Hoàng Duy Hùng từ lâu đã hằm hè, ghen tức với bọn “Mặt trận Hoàng Cơ Minh” (tiền thân của tổ chức khủng bố “Việt Tân”) trong việc tranh giành ảnh hưởng để kiếm tiền thì bất cứ người Việt nào trên đất Mỹ cũng biết rất rõ. Vì vậy, Hoàng Duy Hùng luôn tìm kiếm cơ hội để “choảng” bọn “Mặt trận” cho bõ tức.
Ngay khi biết tin Hoàng Cơ Minh đã tử trận trong chiến dịch “Đông tiến II” (nhưng để giữ vững “khí tiết đấu tranh”, bọn “Mặt trận” giấu nhẹm thông tin này), Hoàng Duy Hùng đã mở ngay chiến dịch đánh phá ác liệt bọn “Mặt trận”. Tháng 10/1999, trên “Diễn đàn công luận”, Hoàng Duy Hùng miệt thị “Mặt trận” một cách cay đắng, đau đớn và tủi nhục khi tung ra cuốn “Bạch thư lột mặt nạ bọn Mặt trận”.
Sự kiện Hoàng Duy Hùng tập hợp đàn em “choảng” nhóm “Mặt trận Hoàng Cơ Minh” đã gây xáo động, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng người Việt tại Mỹ trong vài năm.
Sự kiện này chưa tạm yên thì đầu năm 2001, Hoàng Duy Hùng lại “thừa thắng xông lên”, mở chiến dịch tấn công để khai tử nhóm “Chính phủ Việt Nam tự do” của trùm khủng bố Nguyễn Hữu Chánh. Nguyễn Hữu Chánh không phải tay vừa, nên khi biết rõ động cơ đánh phá của Hoàng Duy Hùng, nhóm Nguyễn Hữu Chánh đã “phản pháo” triệu tập ngay “Diễn đàn công luận” vào ngày 24/6/2001, tại Nam California để đôi bên đấu khẩu công khai.
Tuy nhiên, tại buổi “Diễn đàn công luận” đó, lực lượng của Nguyễn Hữu Chánh áp đảo hơn, lại nắm được tường tận những vụ lừa đảo tiền của Hoàng Duy Hùng để tung ra “diễn đàn”, nên nhóm của Hùng đã bị “choảng” một vố rất đau, buộc phải bấm bụng rút khỏi “diễn đàn” trong đau đớn, tủi nhục.
Ngoài ra, Hoàng Duy Hùng cũng chính là thủ phạm trong vụ bợ đỡ vợ chồng Nguyễn Hữu Nghĩa - “Chủ bút tạp chí Làng Văn” ở Canada để “đánh” nhóm Đặng Văn Nhâm giành ghế “Chủ tịch Văn bút Việt Nam hải ngoại” năm 2001, để lại hậu quả đến nay tổ chức “Văn bút Việt Nam hải ngoại” vẫn chỉ là “con thuyền lênh đênh”. Chuyện Hoàng Duy Hùng “tố” Nguyễn Hữu Chánh, Hoàng Cơ Minh, Đặng Văn Nhâm... đã là chuyện cơm bữa của các nhóm “chống Cộng” ở hải ngoại. Thực ra, bọn chúng cũng chỉ là “mèo mả, gà đồng” với nhau cả thôi.
Ngoài chuyện “choảng” các “chiến hữu” không ăn cánh, Hoàng Duy Hùng còn nổi đình, nổi đám ở hải ngoại với thủ đoạn “mua quan” và lợi dụng “chống Cộng” để lừa tiền của cộng đồng.
Như trên đã nói, nhờ có tài “mua quan”, Hoàng Duy Hùng đã leo lên ghế “chủ tịch” cộng đồng người Việt tại TP Houston, tháng 12/2007. Từ ngày Hoàng Duy Hùng ngồi vào ghế “chủ tịch”, ngân quỹ của cộng đồng người Việt tại TP Houston luôn ở trong tình trạng rỗng tuếch. Vì vậy, trong những ngày qua, Hoàng Duy Hùng đang chạy đôn, chạy đáo để diễn bài xin tiền gây quỹ cộng đồng.
Theo tính toán của y, cộng đồng người Việt tại TP Houston có trên 150.000 người, nếu mỗi người “hy sinh nhịn ăn cho Hùng một bát phở giá 5 USD, thì số tiền quyên góp sẽ được 750.000 USD”. Nhưng cộng đồng người Việt có chịu mỗi người bỏ ra một bát phở để Hoàng Duy Hùng ăn cắp hay không? Đáp lời kêu gọi quyên góp của Hoàng Duy Hùng là những lời châm biếm, mỉa mai của cộng đồng người Việt ở TP Houston.
Trên một số đài phát thanh tiếng Việt tại TP Houston, ông Phan Bá Quyền, 50 tuổi, cư trú lâu năm tại đây cho rằng: “Cộng đồng sẵn sàng vì tình nghĩa đồng bào, tinh thần lá lành đùm lá rách sẵn sàng nhịn ăn, không phải một bát phở, mà 10 bát, thậm chí 100 bát cho việc công ích; còn góp tiền cho Hoàng Duy Hùng - một tên ăn cắp với quá khứ còn nóng hổi, một tên chuyên môn lừa đảo, dối trá thì chắc chắn cộng đồng người Việt sẽ không góp cho dù chỉ là một cọng phở nhỏ hay một miếng chanh, một lá quế trong bát phở”.
Ông Nguyễn Bửu Thoại, hơn 60 tuổi, công dân TP Houston cho rằng: “Quá khứ chứng minh cho hiện tại, hơn 10 năm qua, Hoàng Duy Hùng luôn lợi dụng chiêu bài “chống Cộng” để lừa đảo tiền của cộng đồng”; hơn ai hết ông là người nắm rõ hồ sơ những vụ nham nhở về tiền bạc của Hoàng Duy Hùng; nhiều lần yêu cầu Hoàng Duy Hùng đối chất về những khuất tất cho việc quyên góp tiền để lợi dụng tiêu xài cá nhân, nhưng Hoàng Duy Hùng tìm mọi cách né tránh; đồng thời cho bọn đàn em tung tin bêu xấu ông để chạy thoát thân”.
Để kết thúc bài viết, xin trích một đoạn từ “Lời cảnh báo” của ông Phạm Bá Quyền trên Đài phát thanh “Quê hương” TP Houston, ngày 15/3/2008: “Hiện nay, Hoàng Duy Hùng tiếp tục xuất chiêu lừa đảo tiền đồng bào, đề nghị các hội đoàn người Việt, Hội ái hữu đồng hương cùng chung tay lật mặt Hoàng Duy Hùng; đề nghị cộng đồng hãy phế truất Hoàng Duy Hùng”
Năm 2005, chị tôi đi định cư với gia đình chồng bên Mỹ. Đó là một tin vui với cả họ hàng nội ngoại, vì 10 năm xa cách, vợ chồng chị và các con mới được đoàn tụ. Hồi mới qua, chị hay viết thư kể chuyện “bên bển”. Sau này email thông dụng thì viết email. Câu chuyện hòa nhập cộng đồng của chị thật háo hức. Biết bao trải nghiệm đầu tiên đầy bỡ ngỡ và hạnh phúc.