1. Tương lai của tiền tệ: Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang biến đổi tiền tệ và tài chính như thế nào. Tác giả: Eswar S. Prasad
1. Tương lai của tiền tệ: Cuộc cách mạng kỹ thuật số đang biến đổi tiền tệ và tài chính như thế nào. Tác giả: Eswar S. Prasad
Đầu thập niên 1990, ba nhà máy sữa của Vinamilk đều tập trung ở phía Nam nên việc vận chuyển sản phẩm sữa ra phía Bắc mất rất nhiều thời gian. Sớm nhận thấy sự bất cập, bà Liên quyết tâm đưa ra quyết định xây dựng nhà máy sữa tại Hà Nội. Kế hoạch của bà vấp phải rất nhiều sự phản đối của các lãnh đạo cấp cao khi ấy vì họ cảm thấy không khả thi.
Thời gian đầu xây dựng Vinamilk bà Liên đã vấp phải vô số khó khăn
Để có thể thuyết phục được cấp trên phê duyệt dự án xây nhà máy sữa tại Hà Nội, bà Liên đã phải mất tới hai năm ròng rã. Với tổng số vốn đầu tư 8 triệu USD, trong đó có một nửa là vốn tự có, Vinamilk đã khánh thành nhà máy sữa Hà Nội vào cuối năm 1994.
Đến năm 2003, nhà nước đồng ý cho Vinamilk cổ phần hóa. Đợt đầu nhà nước bán 20% vốn điều lệ, trong đó một nửa dành cho các cán bộ nhân viên nội bộ. Đợt đấu giá lần 2 vào năm 2005, giảm tỉ lệ sở hữu nhà nước xuống còn 60%. Sau khi thực hiện cổ phần hóa, Vinamilk đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng với doanh số tăng 66 lần, lợi nhuận tăng 116 lần tính đến cuối năm 2013.
Quy mô của Vinamilk trên toàn Việt Nam
Dù có xuất phát điểm không mấy dễ dàng, nhưng sau hàng chục năm gắn bó và cống hiến, bà Liên đã đưa Vinamilk tới vị trí top đầu ngành sữa Việt Nam. Giờ đây, công ty có số vốn hóa thị trường lên đến 5 tỉ USD, tăng 50 lần so với năm 2003. Đến năm 2014, doanh số dự kiến đạt 36.300 tỉ đồng, mức lợi nhuận sau thuế gần 6.000 tỉ đồng. Vinamilk hiện đang sở hữu hệ thống 12 trang trại đạt chuẩn quốc tế, 13 nhà máy hiện đại trong đó có 3 siêu nhà máy trải dài từ Bắc vào Nam.
Thị phần của Vinamilk liên tục tăng trưởng tốt trong nhiều năm , kim ngạch xuất khẩu lên đến 250 USD mỗi năm. Nhờ đó, cổ phiếu của Vinamilk nằm trong rổ VN30 và là cổ phiếu blue chip được nhiều nhà đầu tư săn đón trên sàn chứng khoán.
Năm 2016, lần đầu tiên Forbes Việt Nam công bố danh sách "Top 50 thương hiệu dẫn đầu Việt Nam", khi đó, giá trị thương hiệu của Vinamilk đạt hơn 1,5 tỷ USD. Từ đó đến nay, cùng với sự tăng trưởng về quy mô Công ty, giá trị thương hiệu của Vinamilk cũng liên tiếp tăng qua các năm và đều nằm ở những vị trí dẫn đầu của Top thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam.
Biểu đồ giá trị thương hiệu của Vinamilk qua nhiều năm
Năm 2020, dù đối mặt với những biến động lớn của nền kinh tế do đại dịch Covid-19, thương hiệu Vinamilk vẫn được định giá tăng thêm 200 triệu USD so với năm 2019, đạt mốc hơn 2,4 tỷ USD tương đương hơn 55.000 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính được Vinamilk công bố mới nhất vào cuối quý 2/2020, lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần kinh doanh nội địa đạt 25.456 tỷ đồng và xuất khẩu trực tiếp đạt 2.451 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng lần lượt là 7,7% và 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, bất chấp các tác động mạnh mẽ của Covid-19 trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần hợp nhất của Vinamilk hiện đạt 29.648 tỷ đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ 2019 và hoàn thành 50% kế hoạch năm.
Doanh nhân Mai Kiều Liên đang sở hữu khối tài sản khủng
Giữ chức vụ Tổng giám đốc của Vinamilk, hiện doanh nhân Mai Kiều Liên đang sở hữu 5,333,704 cổ phiếu (tính đến ngày 22/04/2020), tương đương 634,7 tỷ đồng. Hiện nay, Vinamilk là một trong những thương hiệu có lợi nhuận cao nhất trên thị trường. Không những vậy, cổ phiếu của Vinamilk tăng trưởng ổn định kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2005.
Vào hồi tháng 2/2020, CEO Vinamilk vừa được bầu làm Chủ tịch HĐQT GTNFoods - đơn vị sở hữu Sữa Mộc Châu. Sự kiện này càng làm gia tăng thêm quyền lực của nữ CEO thép trong ngành sữa Việt Nam.
(ĐCSVN) - Hiến pháp là cơ sở pháp lý để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hiến pháp mới năm 2013 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/1/2014. Hiến pháp mới với nhiều nội dung mới, chứa đựng hàm lượng khoa học sâu sắc, tính chân thực, chính xác, rõ ràng. Bản Hiến pháp mới đã toát lên sức sống mới, tinh thần mới, rất sinh động, sáng tạo; phản ánh đúng đắn tình hình thực tiễn công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, toàn dân, toàn quân ta đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua muôn ngàn chông gai, thử thách, giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Một trong những nội dung mang tính thời sự nóng bỏng, thu hút sự quan tâm theo dõi, của nhiều người cả ở trong nước và bạn bè quốc tế, thậm chí cả các thế lực thù địch vì nó liên quan trực tiếp đến sinh mệnh, sự sống còn của quốc gia, dân tộc Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một số điều khoản khác trong bản Hiến pháp mới có quan hệ mật thiết với các nội dung xây dựng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội khóa XIII ấn nút thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày 28/11/2013. Ảnh:vietnamnet.vn Điều 2 (Chương I) Hiến pháp mới ghi rõ: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Điều 3 khẳng định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”. Hiến pháp là Văn kiện chính trị pháp lý cơ bản nhất, thiêng liêng nhất và quan trọng nhất, đồng thời khẳng định quyền làm chủ của Nhân dân và Nhân dân là chủ thể trong xây dựng và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Ðể thực hiện được mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng mới như Nghị quyết Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đề ra, nhiệm vụ hết sức quan trọng, trực tiếp hiện nay là xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội khóa XIII ấn nút thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày 28/11/2013. Ảnh:vietnamnet.vn
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước mà mọi quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các cơ quan nhà nước do mình trực tiếp bầu ra; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là Nhà nước mà ở đó các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền đó; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do một đảng duy nhất lãnh đạo - Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân làm chủ, quyền làm chủ của nhân dân được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước. Ðảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo toàn xã hội cũng chủ yếu bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Vì vậy, chăm lo xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả cao mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng- an ninh, đối nội và đối ngoại của đất nước luôn là mối quan tâm, là nhiệm vụ hàng đầu của Ðảng và Nhân dân ta.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở Đảng, Nhà nước ta phải thực hành dân chủ. Người khẳng định: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ, Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân[1]. Nhà nước phải thể hiện ý chí quyền lực của dân, mưu cầu hạnh phúc cho dân, phấn đấu đem lại lợi ích cho dân, thoả mãn những nhu cầu hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Đó là một Nhà nước dân chủ và tiến bộ. Những lợi ích và nhu cầu đó lại phải được thực hiện một cách công bằng, dân chủ văn minh, chính đáng, bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa phát triển các cá nhân với mục tiêu phát triển xã hội. Đồng thời, lại phải chăm lo giải quyết những vấn đề bức xúc hàng ngày của dân tộc, của đất nước trong tương lai.
Trong những năm qua, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được đẩy mạnh, đạt được kết quả tích cực, tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng được hoàn thiện hơn, phương thức hoạt động của Nhà nước được đổi mới; Nhà nước quản lý chủ yếu bằng luật pháp, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước, giảm bớt các mệnh lệnh hành chính can thiệp vào các lĩnh vực kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác xây dựng pháp luật được tăng cường. Việc thảo luận, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách Nhà nước, các công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng và thực chất hơn. Hoạt động giám sát tình hình và kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề bức thiết, quan trọng của đất nước được đẩy mạnh, chất lượng được nâng lên. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ từng bước được sắp xếp, điều chỉnh theo hướng tinh gọn; các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ được điều chỉnh, đổi mới, tập trung vào lĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý vĩ mô, giải quyết những vấn đề lớn, quan trọng, tách khỏi quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Cải cách hành chính được chú trọng, nhất là ở những lĩnh vực có quan hệ tới đời sống của nhân dân và hoạt động của doanh nghiệp, bước đầu đạt được một số kết quả. Cải cách tư pháp được đẩy mạnh. Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp được đổi mới.v..v....
Tuy nhiên, công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo đánh giá chung của Chính phủ còn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và quản lý đất nước. Năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất. Công tác điều hành, tổ chức thực thi pháp luật có những mặt còn yếu. Tổ chức bộ máy ở một số cơ quan nhà nước còn chưa hợp lý, chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan chưa rõ, còn chồng chéo. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu đề ra, còn nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực còn bất cập. Cải cách tư pháp còn chậm, chưa đồng bộ. Công tác điều tra, giam giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác, tình trạng án tồn đọng, án bị hủy, bị cải sửa còn nhiều. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chưa đạt được yêu cầu đề ra. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những hạn chế, yếu kém trong lĩnh vực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã gây ra những khó khăn, cản trở, làm hạn chế sự phát triển và thành tựu của đất nước, trong một số lĩnh vực còn tạo nên bức xúc xã hội. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta trong thời kỳ mới đòi hỏi phải tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta xác định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do Nhân dân dân, vì Nhân dân” là một trong những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân” là một trong 8 phương hướng cơ bản mà Ðảng và nhân dân ta cần phải quán triệt, thực hiện tốt để thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Cương lĩnh đề ra. Ðồng thời, Cương lĩnh còn xác định rõ bản chất và các nguyên tắc cơ bản về tổ chức, hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, như “Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Nhà nước phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương. Ðây là những quan điểm cơ bản chỉ đạo việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Nghị quyết Ðại hội XI đề ra các yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thời gian thực hiện nhiệm kỳ Ðại hội XI. Yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phải bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân; Nhà nước phải chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân. Do đó, cần nghiên cứu xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế vận hành để thật sự bảo đảm đúng nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ðồng thời, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, kỷ luật, kỷ cương trong mọi lĩnh vực của xã hội.
Các cơ quan Nhà nước từ Trung ương cho đến các cấp, các ngành ở địa phương nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp mới 2013. Theo đó, kịp thời rà soát, điều chỉnh cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thông qua việc sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Đồng thời, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp mới năm 2013.
Trước hết, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Ðổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm để Quốc hội thật sự là Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Cải tiến, nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội, hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; nhất là cải tiến, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, quyết định và giám sát các vấn đề quan trọng của đất nước. Đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh, tổ chức tinh gọn, hợp lý; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan của Chính phủ; thực hiện phân cấp hợp lý cho chính quyền địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng quy hoạch và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát của Trung ương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân. Tiếp tục thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh. Hoàn chỉnh chính sách, pháp luật về hình sự, dân sự, thủ tục tố tụng tư pháp. Ðổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, các tổ chức bổ trợ tư pháp... Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Chính quyền địa phương, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; tiếp tục thực hiện thí điểm chủ trương không tổ chức hội đồng nhân dân quận, huyện, phường; nghiên cứu tổ chức chính quyền đô thị, hải đảo.
Thứ hai, tăng cường vai trò lãnh đạo và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 84 năm khẳng định và được xác định tại Điều 4 Hiến pháp mới nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ: sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là điều kiện để bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bảo đảm cho hệ thống chính trị có đủ khả năng đưa đất nước ta từng bước vượt qua nguy cơ, thách thức, vững vàng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa. Để nhân dân thực sự phát huy được quyền làm chủ thì vấn đề cốt tử hiện nay phải ra sức xây dựng, củng cố hệ thống chính trị một cách đồng bộ; đặc biệt là đổi mới và chỉnh đốn Đảng, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và xã hội, đồng thời xây dựng kiện toàn bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, trong sạch, có hiệu lực, hiệu quả cao.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của cán bộ, công chức ở từng vị trí công tác. Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, công chức, viên chức trong các cơ quan quyền lực của tổ chức Nhà nước về phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, năng lực quản lý, năng lực chuyên môn để họ thực sự là "người đầy tớ thật trung thành của nhân dân", toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của nhân dân. Đây là nhân tố "cốt lõi" bảo đảm sự thành công của nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, cùng với việc nâng cao bản lĩnh chính trị, giáo dục đạo đức cách mạng, phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức Nhà nước có đủ tri thức về chính trị học, xã hội học, về hệ thống chính trị, pháp luật, quản lý hành chính Nhà nước, về tổ chức lao động khoa học và tâm lý quản lý… Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức theo các ngạch, bậc; tổ chức tốt việc đào tạo và thi tuyển, sát hạch, sàng lọc, bổ nhiệm theo chức danh.
Thứ tư, tăng cường phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm bằng các giải pháp đồng bộ: hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí; thực hiện công khai, minh bạch về kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công; thực hiện kê khai, công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Xử lý nghiêm cán bộ tham nhũng, tịch thu tài sản do tham nhũng mà có. Có cơ chế bảo vệ, khuyến khích người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát huy vai trò của nhân dân, của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Ðể thực hiện được mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới như Ðại hội lần thứ XI của Ðảng đề ra, nhiệm vụ hết sức quan trọng, trực tiếp hiện nay của Ðảng và nhân dân ta là xây dựng, hoàn thiện tổ chức chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương. Thực hiện Chỉ thị 03CT/TW của Bộ Chính trị về "tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân ta hiện nay.
Ngày nay, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, trước âm mưu chống phá, chia rẽ của kẻ thù giữa Đảng với dân, với Nhà nước, hòng làm biến chất Nhà nước, tiến tới thủ tiêu và xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta, đây thực sự là một nguy cơ và thách thức mới. Đúng như V.I. Lênin đã dạy: “Giành chính quyền đã khó, song giữ chính quyền càng khó hơn”. Nhưng với niềm tin cách mạng vào Đảng quang vinh và Nhân dân vĩ đại, dù phải vượt qua muôn vàn thử thách khó khăn chúng ta nhất định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ta mãi mãi là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân./.
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập.5, Nxb CTQG, Hà Nội 1995, tr. 698.
TCCSĐT - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã chế định đầy đủ các quyền con người, quyền công dân. Trên cơ sở đó, cần thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Chủ thể và nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Một là, đã khắc phục được sự nhầm lẫn giữa quyền con người với quyền công dân.Hiến pháp năm 2013 không còn đồng nhất quyền con người với quyền công dân như ở Điều 50 của Hiến pháp năm 1992, mà đã phân biệt và sử dụng hai thuật ngữ “mọi người” và “công dân” cho việc chế định các quyền con người và quyền công dân (Chương II).
Hai là, mở rộng nội hàm chủ thể quyền.Trong các bản hiến pháp trước đây, đặc biệt là Hiến pháp năm 1992, nội hàm của quyền con người chỉ dừng lại ở khái niệm chủ thể là “công dân”, chứ không phải là “mọi người”. Trong Hiến pháp năm 2013, các chủ thể quyền được mở rộng, không chỉ là “công dân”, mà còn là “mọi người”, “tổ chức” hay nhóm xã hội và cộng đồng, đặc biệt là những nhóm dễ bị tổn thương (trẻ em, thanh niên, người cao tuổi).
Ba là, mở rộng nội dung quyền.Hiến pháp năm 2013 đã nâng tầm chế định quyền con người, quyền công dân thành một chương. So với hiến pháp của nhiều quốc gia, Hiến pháp năm 2013 của nước ta thuộc vào những hiến pháp ghi nhận một số lượng cao về quyền con người. Hiến pháp đã dành 36 điều ở Chương II trên tổng số 120 điều của Hiến pháp cho việc chế định trực tiếp các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn dành một số điều chế định sự bảo hộ hay bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về tài sản hợp pháp, sử dụng đất, lao động và việc làm (Điều 51, 54, 57). Việc sắp xếp quyền con người phù hợp với việc sắp xếp các nhóm quyền của luật nhân quyền quốc tế là quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa.
Hiến pháp năm 2013 quy định rõ hơn hoặc tách thành điều riêng hầu hết các quyền đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, bao gồm: bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (khoản 1, Điều 20); bảo vệ đời tư (Điều 21); tiếp cận thông tin (Điều 25); tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); bình đẳng giới (Điều 26); quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân (Điều 29); được xét xử công bằng, công khai (Điều 31); bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); quyền việc làm (Điều 35);...
Đặc biệt, Điều 20 và 21 của Hiến pháp năm 2013 quy định rõ, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của mọi người đều được bảo vệ; do đó, đã mở rộng chủ thể và nội dung quyền được bảo vệ về đời tư so với Điều 73 của Hiến pháp năm 1992 - chỉ quy định về quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Nếu Điều 63 của Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ, thì Hiến pháp năm 2013 quy định “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Điều 26), tức là đã thay đổi quan niệm và cách tiếp cận về bình đẳng giới, từ chỉ bình đẳng với giới nữ sang bình đẳng với cả giới nam và giới nữ. Chủ thể và nội dung quyền bình đẳng về giới, do vậy, được mở rộng và làm sâu sắc hơn.
Không chỉ củng cố các quyền đã được hiến định trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 còn chế định một số quyền mới, như quyền sống (Điều 19); các quyền về nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40); quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41); quyền xác định dân tộc, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42); quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); quyền không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác (khoản 2, Điều 17).
Bốn là, quy định về hạn chế quyền.Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Việc quy định về hạn chế quyền là cần thiết để bảo đảm quyền con người, quyền công dân được thực hiện một cách minh bạch, phòng ngừa sự cắt xén hay hạn chế các quyền này một cách tùy tiện từ phía các cơ quan nhà nước.
Năm là, quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân.So với các bản hiến pháp trước đây, trong Hiến pháp năm 2013, việc quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người, mỗi công dân có nội dung đầy đủ, rõ ràng hơn. Điều 15 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác”; “4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Thể chế hiến pháp và pháp luật bảo đảm quyền con người, quyền công dân
- Công dân và mọi người được hưởng các quyền con người một cách mặc nhiên và Nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) các quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và pháp luật.Điều 51 của Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định”. Việc quy định như thế đã gây hiểu nhầm là Hiến pháp và pháp luật (hay Nhà nước) là những chủ thể sản sinh ra các quyền con người. Cách hiểu như thế không phù hợp với nhận thức chung về quyền con người trên thế giới. Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người. Các nhà nước chỉ có thể thừa nhận (bằng hiến pháp và pháp luật) các quyền đó như là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà nhà nước có nghĩa vụ công nhận, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy.
Kế thừa Hiến pháp năm 1946 và tinh hoa tư tưởng nhân loại, trong Hiến pháp năm 2013, tại khoản 1, Điều 14 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”.
- Việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị.Trong Hiến pháp năm 2013, chế định về quyền con người, quyền công dân được đưa lên Chương II, ngay sau chương chế định về chế độ chính trị (so với vị trí thứ 5 trong Hiến pháp năm 1992). Đây không chỉ đơn thuần là kỹ thuật lập hiến, mà còn phản ánh sự thay đổi trong nhận thức lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Bằng cách đó, đã đi đến khẳng định: Nhà nước được lập ra là để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân; việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân gắn bó mật thiết với việc bảo đảm chế độ chính trị.
- Thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Về thể chế kinh tế, xã hội và văn hóa, Chương III của Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, y tế, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, phát triển con người (từ Điều 57 đến Điều 60); đồng thời, bổ sung quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57).
Về phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời xác định những mục tiêu và định hướng chính trong việc phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ (Điều 61, 62).
Về môi trường, cùng với việc chế định quyền trong lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013 nêu rõ Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (Điều 63).
- Thể chế tư pháp để bảo đảm quyền con người, quyền công dân.Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định về cấm truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân (Điều 71). Đến Hiến pháp năm 2013, ở Điều 20, lần đầu tiên trong lịch sử hiến pháp nước ta, đã chế định về cấm tra tấn nói riêng và cấm bất kỳ hình thức bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mọi người. Quy định này cụ thể, rõ ràng và rộng hơn so với quy định cũ, cả về hành vi bị cấm, cả về chủ thể được bảo vệ.
Hiến pháp năm 1992, tại Điều 72, quy định quyền tố tụng công dân chỉ gồm: suy đoán vô tội; bồi thường thiệt hại vật chất và phục hồi danh dự cho người bị oan sai trong tố tụng; xử lý nghiêm minh người làm trái pháp luật trong thi hành tố tụng gây thiệt hại cho người khác. Hiến pháp năm 2013 bổ sung: xét xử kịp thời, công bằng, công khai; không bị kết án hai lần vì một tội phạm; quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa (Điều 31). Quy định mới này đã mở rộng chủ thể và phạm vi quyền đòi bồi thường thiệt hại; đồng thời buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải công bằng và khách quan trong việc tìm chứng cứ, coi trọng cả chứng cứ buộc tội, cả chứng cứ gỡ tội.
Nếu Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định công dân “có quyền được thông tin” (Điều 69), thì Hiến pháp năm 2013, ở Điều 25, thay chữ “được” bằng cụm từ “tiếp cận”. Nhờ quyền tiếp cận thông tin, mọi công dân có thể tiếp cận thông tin, cả về các quyền thực định cũng như về hoạt động tư pháp, để thụ hưởng đầy đủ và bảo vệ các quyền của mình theo Hiến pháp và pháp luật.
- Xác định đầy đủ nghĩa vụ của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong khi Điều 50 của Hiến pháp năm 1992 mới chỉ ghi nhận nghĩa vụ tôn trọng thì Hiến pháp năm 2013 ghi nhận cả bốn nghĩa vụ của Nhà nước về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm (thực hiện) quyền con người (Điều 3 và Điều 14), tương tự như sự xác định ở Lời mở đầu của Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1948).
Hiến pháp năm 2013 tái khẳng định quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân và bổ sung: “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” (Điều 28). Việc bổ sung này đã ràng buộc nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong bảo đảm quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân; qua đó, bảo đảm để quyền này của người dân được thực hiện trong thực tế.
- Chế định những công cụ hữu hiệu và quy định việc thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có các quyền con người đã được hiến định.Hiến pháp năm 2013 chế định những công cụ hữu hiệu cho việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đó là Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước, và sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp. Khoản 2, Điều 119 khẳng định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”. Đây là quy định có tính nguyên tắc nhằm thiết lập cơ chế bảo vệ Hiến pháp, trong đó có các quyền con người đã được hiến định một cách hiệu quả và ở mức cao nhất .
Yêu cầu thể chế hóa các quyền hiến định trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Thứ nhất, thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật hiện hành để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trên cơ sở Hiến pháp năm 2013.Hiến pháp là đạo luật cơ bản, giữ vai trò quyết định khung khổ và cấu trúc của toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia.Một mặt,mỗi quyền hiến định có thể được thể chế hóa thành một luật hoặc bộ luật (như quyền lao động), nhưng cũng có thể liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau.Mặt khác, với việc ban hành Hiến pháp mới, nhiều quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành có thể không còn phù hợp. Vì thế, phải thể chế hóa các quyền hiến định, đồng thời rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam theo và trên cơ sở Hiến pháp năm 2013.
Thứ hai, bảo đảm sự bình đẳng giữa các quyền.Hầu hết các hiến pháp hiện hành trên thế giới chỉ quy định những quyền cơ bản (mặc dù quan niệm về các quyền cơ bản là rất khác nhau giữa các quốc gia). Vì thế, có một số quyền con người, tuy không được chế định trong hiến pháp, nhưng có thể được quy định trong các văn bản pháp luật khác của quốc gia. Do đó, nếu không thể chế hóa các quyền hiến định thì có thể gây ra hiểu nhầm rằng, những quyền hiến định quan trọng hơn và cần được ưu tiên bảo đảm thực hiện hơn so với các quyền không được hiến định.
Thứ ba, cụ thể hóa các quyền hiến định để thực hiện được trên thực tế. Nhìn chung, có nhiều quyền hiến định rất khó thực hiện được trên thực tế. Ví dụ, quyền tiếp cận thông tin quy định ở Điều 25 của Hiến pháp năm 2013, trong khi Điều 21 của Hiến pháp này mới chủ yếu quy định phạm vi thông tin (về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình) và nội dung thông tin (thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác) trong quyền được bảo vệ thông tin. Theo Luật Nhân quyền quốc tế và hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, quyền tiếp cận thông tin thường bao gồm ba quyền phái sinh là: quyền được thông tin, quyền được tìm kiếm thông tin, quyền được phổ biến thông tin. Do đó, cần xây dựng luật để bảo đảm đầy đủ quyền tiếp cận thông tin, trên cơ sở đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Thứ tư, thể chế hóa những quyền không được hiến định.Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam và tất cả các hiến pháp trên thế giới không thể liệt kê được đầy đủ hệ thống các quyền, vì các quyền cũng vận động, biến đổi cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, và cũng không cần thiết phải làm như vậy. Do đó, phải thể chế hóa các quyền chưa được và không cần thiết phải hiến định thành các văn bản pháp luật, như cấm chế độ nô lệ, nô dịch hoặc cưỡng bức lao động; quyền của người không quốc tịch; quyền đình công; quyền biểu tình; quyền lao động của người vị thành niên; quyền nghỉ ngơi;...
Nguyễn Thanh Tuấn PGS, TS. Phó Viện trưởng Viện
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh