Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt như sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt như sau:
Phương pháp xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Như vậy, theo quy định, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu có thể được xác định bằng những phương pháp sau đây:
(1) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
(2) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
(3) Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
(4) Phương pháp trị giá khấu trừ;
(5) Phương pháp trị giá tính toán;
Theo quy định tại khoản 9 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
- Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
- Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.
Lưu ý: Hàng hóa nhập khẩu về cơ bản giống nhau mọi phương diện nhưng có những khác biệt không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
Hàng hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho người bán.
Hàng hóa nhập khẩu giống hệt là những hàng hóa nào? (Hình từ Internet)