Nói đến việc học tiếng Anh, bạn có thói quen đọc-chép-lặp lại để ghi nhớ từ mới? Phương pháp học này thật ra đã lỗi thời, vừa thụ động vừa làm bạn mau chán. Có câu thành ngữ “practice makes perfect” (có công mài sắt, có ngày nên kim), nhưng làm sao để học giỏi tiếng anh, bạn cần đúng phương pháp và cách thức để việc tự học tiếng Anh giao tiếp đem lại hiệu quả nhất.
Nói đến việc học tiếng Anh, bạn có thói quen đọc-chép-lặp lại để ghi nhớ từ mới? Phương pháp học này thật ra đã lỗi thời, vừa thụ động vừa làm bạn mau chán. Có câu thành ngữ “practice makes perfect” (có công mài sắt, có ngày nên kim), nhưng làm sao để học giỏi tiếng anh, bạn cần đúng phương pháp và cách thức để việc tự học tiếng Anh giao tiếp đem lại hiệu quả nhất.
Bạn nên thực hành những kiến thức đã học bằng cách nói tiếng Anh thường xuyên. Chẳng hạn như khi đi mua sắm, hãy thử gọi tên các món đồ mình muốn mua bằng tiếng Anh, ghi chú lại những từ mình chưa biết để tra từ điển và học thêm.
Khi trao đổi với sếp hay đồng nghiệp nước ngoài, ngay cả khi vốn từ còn hạn chế hay ngữ pháp chưa vững, bạn hãy cố gắng diễn đạt ý muốn nói bằng những từ vựng đơn giản.
Ngoài ra, bạn có thể nhờ một người bạn giỏi tiếng Anh chỉnh sửa, góp ý cho mình để dần dần khắc phục các nhược điểm. Hãy cho bản thân được phép sai vì tiếng Anh vốn không phải tiếng mẹ đẻ, bạn có quyền tự tin vì mình có khả năng giao tiếp bằng hai ngôn ngữ khác nhau.
Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều truyện ngắn tiếng Anh thú vị trên Internet kèm audio giúp bạn luyện nghe. Sau đó, hãy viết lại ra giấy những gì mình nghe được với thì quá khứ đơn, rồi chuyển đổi sang các thì khác như quá khứ hoàn thành, hiện tại, hay tương lai.
Bạn có thể dùng công cụ trực tuyến, hoặc nhờ bạn bè, giáo viên người bản ngữ kiểm tra lại chính tả và ngữ pháp. Sau một thời gian ngắn, đảm bảo ngữ pháp tiếng Anh của bạn sẽ đạt được những bước tiến rõ rệt.
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc tiếp thu ngôn ngữ là tính lặp đi lặp lại: càng gặp càng dùng một từ nhiều bao nhiêu thì tỉ lệ mình nhớ từ ấy càng cao bấy nhiêu. Trong khi đó, thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính hay đồng hồ thông minh là vật dụng chúng ta rất thường xuyên sử dụng trong ngày.
Khi đổi ngôn ngữ thiết bị như thế, chúng ta đang tự tạo cho mình môi trường để sử dụng tiếng Đức thường xuyên nhất có thể, bởi cái thiếu lớn nhất khi học tiếng Đức ở Việt Nam là không có nhiều cơ hội thực hành những gì được học. Việc sử dụng ngôn ngữ dù chủ động (tập trung đọc một bài viết) hay thụ động (trong lúc lướt điện thoại) đều nâng cao tần suất gặp từ vựng và khiến ta dần trở nên quen hơn với tiếng Đức.
Kỹ năng không ít người gặp khó khăn khi học tiếng Đức chính là nói, cũng phần nào bắt nguồn từ việc không có nhiều cơ hội luyện tập và vài tiếng một tuần trong lớp đôi khi là không đủ. Thế nhưng, tin vui là bạn vẫn hoàn toàn có thể luyện nói thường xuyên hơn dù đang tra gì đấy trên google hay nhắn tin với các bạn cùng lớp học tiếng: Chỉ cần bấm vào nút microphone (thường ở góc phải) và nói tiếng Đức vào đấy thay vì gõ như thông thường.
Trong thời gian đầu thử, mình cũng mất mấy phút nói đi nói lại thì phần mềm nhận diện đúng từ, nhưng cảm giác nói đúng trọn vẹn nó sướng cực kỳ! Qua đó, mình luyện được cách phát âm rõ ràng và chính xác hơn. Thời gian nói cũng dần dần ngắn lại, đồng thời sự tự tin giao tiếp của mình lại ngày càng tăng lên.
Đọc tiếp: Hành trình yêu việc học tiếng Đức
Khi được nhóm vào cùng 1 chủ đề, việc học thuộc từ vựng đảm bảo sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
Đây là phương thức đặc biệt hay cho người làm việc văn phòng vì khi học từ vựng theo chuyên ngành mình làm, bạn sẽ phát huy được tối đa vốn từ vựng đó, khiến cuộc hội thoại của bạn với đồng nghiệp hay đối tác nước ngoài trôi chảy và nhiều ý tưởng.
Để trau dồi vốn tiếng Anh công sở, bạn có thể bắt đầu với một số chủ đề phổ biến như: viết email, thuyết trình, cuộc họp bằng tiếng Anh, làm việc với sếp nước ngoài,…
Đọc thêm: Cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả, nhớ lâu
Bài viết chi tiết: Học tiếng Đức miễn phí qua Youtube
Trong thời kỳ Internet phát triển nhanh như hiện nay, việc được tiếp xúc với tiếng Đức bản xứ chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Có rất nhiều kênh Youtube Đức thú vị vừa luyện tiếng vừa biết thêm gì đó mới. Sở thích và mục đích xem của mỗi người có thể khác nhau. Như mình mỗi lần sẽ nghe với 1 trong 3 lý do: luyện nghe, bắt chước phát âm hoặc học cách nói chuyện tự nhiên.
Dưới đây mình sẽ liệt kê một số kênh mình đã dùng trong quá trình học tiếng Đức:
Ban đầu mới xem, mình khá nản vì chẳng hiểu gì mấy, nhưng quan trọng là mình thấy việc học tiếng Đức không còn nhàm chán nữa, mà hóa ra lại vô cùng thú vị, hữu ích. Bên cạnh luyện tiếng Đức, nhờ xem rất nhiều video về những chủ đề mình thấy hứng thú, mình đã mở rộng được tầm hiểu biết của bản thân cũng như hiểu hơn về văn hóa, con người, lối sống ở Đức.
Dần dà, chúng khiến cho quá trình hòa nhập ban đầu của mình dễ dàng hơn, đồng thời tình yêu của mình với tiếng Đức lại ngày càng lớn hơn. Nếu mà không thích thì rất khó học, bạn thấy đúng không?
Bài viết chi tiết: Deutsch Sprachtreff: Nơi luyện tiếng Đức giao tiếp tuyệt vời
Chà, đây có lẽ là ý tưởng ai cũng biết khi nhắc tới học ngôn ngữ. Tuy thế, nói đi cũng phải nói lại, qua trải nghiệm cá nhân của mình thì đây là cách thật sự có ích. Khi học tới B1, kỹ năng nghe, đọc, viết của mình không gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong môi trường dạy ngữ pháp kỹ như Việt Nam. Duy chỉ có nói là mình chẳng đủ tự tin để bắt chuyện với bất kỳ ai bằng tiếng Đức.
Thế là mình mới quyết định tham gia Deutsch Sprachtreff Saigon (CLB Tiếng Đức Sài Gòn) tình cờ biết đến trên Facebook. Cũng không kỳ vọng gì nhiều nhưng khi đến nơi thì lại gặp nhiều anh chị người Đức gốc Việt hỗ trợ mình giao tiếp rất nhiệt tình. Tìm được một cơ hội hiếm có như vậy để luyện nói cùng người Đức bản xứ đã giúp mình ngày càng tự tin và phản xạ nhanh hơn (quả ngọt của quá trình ấy là 8 tháng sau mình được 93 điểm nói trong kỳ thi B2 Goethe).
Hiện nay ở những thành phố lớn mình không nghĩ là thiếu CLB tiếng Đức, các bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội và đăng ký tham gia offline hoặc online. Tất nhiên là ngay ngày đầu mình chưa nói được gì nhiều đâu nhé, nghe kỹ để ráng hiểu là chính, sau đó dần dần mọi thứ mới trở nên dễ dàng hơn.
Tandem là hình thức trao đổi giữa hai người muốn học ngôn ngữ của nhau. Cụ thể, bạn sẽ tìm người Đức muốn học tiếng Việt để cùng cộng tác, hai bên đều được lợi. Thông thường, không có quy chuẩn nào cho việc trao đổi ngôn ngữ, chủ yếu là cả hai cùng thỏa thuận với nhau một số vấn đề để có thể làm việc hiệu quả, ví dụ như:
Sơ lược là thế, nhưng giờ làm sao để tìm được bạn Tandem người Đức? Trong phần trước mình đã gợi ý việc tham gia các CLB tiếng Đức, trong những buổi hoạt động như thế đôi khi bạn sẽ tìm thấy một vài bạn người Đức mà mình nói chuyện hợp. Lúc ấy đừng ngần ngại gì mà đặt vấn đề, hỏi xem bạn ấy có thích tiếng Việt và hứng thú với văn hóa Việt Nam không. Nếu có thì: Bingo! Bạn đã tìm được rồi đấy!
Còn không thì vẫn có nhiều cách khác nếu bạn bỏ công sức tìm kiếm và chủ động liên kết. Như mình khi ở Việt Nam có thực tập trong một công ty Đức và quen một anh lai Đức-Việt đang muốn học tiếng Việt vì dự định ở Việt Nam lâu dài, muốn giao tiếp được với gia đình cũng như người yêu. Thế là bọn mình đã kết nối với nhau.
Hoặc hiện tại khi đang ở Hamburg thì mình có lên tra Google “tandem partner Hamburg” rồi sử dụng những website tìm được ấy, sau vài tháng cũng tìm được một bạn lai Đức-Nga để cùng trao đổi ngôn ngữ. Thế nên, bạn cứ sáng tạo sử dụng mọi cách có thể để tìm được người phù hợp nhé.
Điểm cuối cùng mình muốn chia sẻ là bạn tandem cũng như một tình bạn bình thường: cả hai có sự quan tâm chia sẻ như bạn bè thực sự thì mối quan hệ ấy mới bền lâu được. Nếu chỉ chăm chăm đạt mục đích mà không gầy dựng tình bạn thì rất có thể đôi bên sẽ sớm mất hứng thú, để rồi cơ hội trao đổi ngôn ngữ cũng theo đó mất đi dù chưa kịp học hỏi gì nhiều.
Viết không phải một kỹ năng đơn giản nhưng nó lại giúp ta phát triển và củng cố nhiều khía cạnh ngôn ngữ: từ vựng, ngữ pháp, văn phong, cảm giác ngôn ngữ, tư duy bố cục và phản biện, trình bày quan điểm, dẫn dắt vấn đề, khả năng biện luận thuyết phục. Và trên hết, viết tức là bạn đang sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động, từ đó kiến thức sẽ ăn sâu hơn vào bộ nhớ, khi cần có thể dễ dàng gọi ra được.
Không chỉ bạn tandem, chính giáo viên ở lớp của bạn cũng là nguồn tự học tiếng Đức quý giá, họ là người không chỉ chuyên sâu về ngôn ngữ mà còn giỏi về nghiệp vụ sư phạm. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể chủ động tìm đề bài viết hoặc xin từ giáo viên, về nhà tự dành thời gian nghiên cứu luyện viết. Khi viết xong bạn có thể gửi giáo viên để họ góp ý, từ đó tránh những lỗi tương tự trong những lần tới.
Tất nhiên vẫn cần hỏi ý giáo viên trước, họ có muốn làm thế không, và tần suất bao lâu sửa một bài là hợp lý. Nhưng theo trải nghiệm cá nhân của mình thì giáo viên thường sẵn lòng hỗ trợ và cũng rất vui khi thấy bạn tự chủ động trong việc học của mình như thế.