Chào mừng bạn đến với Website bán hàng chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi!
Chào mừng bạn đến với Website bán hàng chuyên cung cấp sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi!
Bảo hộ lao động có 3 tính chất:
Tất cả những chế độ, chính sách, quy phạm, tiêu chuẩn của nhà nước về bảo hộ lao động đã ban hành đều mang tính pháp luật. Pháp luật về bảo hộ lao động được nghiên cứu, xây dựng nhằm bảo vệ con người trong sản xuất, nó là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi người tham gia lao động phải có tránh nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện.
Mọi hoạt động trong công tác bảo hộ lao động từ điều tra, khảo sát điều kiện lao động, phân tích đánh giá các nguy hiểm, độc hại và ảnh hưởng của chúng đến an toàn vệ sinh lao động cho đến việc đề xuất và thực hiện các giải pháp phòng ngừa, xử lý khắc phục đều phải vận dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật chuyên ngành hoặc tổng hợp nhiều chuyên ngành.
Ví dụ: Muốn chống tiếng ồn phải có kiến thức về âm học, muốn cải thiện điều kiện lao động, nặng nhọc và vệ sinh trong một số ngành nghề phải hiểu và giải quyết nhiều vấn đề tổng hợp phức tạp liên quan đến kiến thức khoa học nhiều lĩnh vực như thông gió, chiếu sáng, cơ khí hóa, tâm sinh lý học lao động… đồng thời với
nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệ được tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo hộ lao động. Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước.
Tính quần chúng thể hiện trên hai mặt:
Một là, bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động.
Hai là, dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn.
Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ.
Người lao động có quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn. Để đảm bảo cho điều đó cũng như tăng cường năng lực quản lí hiệu quả của Nhà nước về bảo hộ lao động, nâng cao trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động… nhằm phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện rõ rệt từng bước điều kiện lao động. Căn cứ vào Pháp lệnh của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 58 và Điều 100 quy định về công tác bảo hộ lao động.
Những quy định chung về nội dung chủ yếu của công tác bảo hộ lao động
– Người sử dụng lao động mà cụ thể là mọi cá nhân, tổ chức sử dụng lao động, kể cả cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng lao động hoặc lao động trên lãnh thổ nước Việt Nam và mọi người lao động đều phải có trách nhiệm cũng như nghĩa vụ trong việc thực hiện bảo hộ lao động thao quy định của Pháp lệnh này.
– Được đảm bảo làm việc trong điều kiện vệ sinh phù hợp, an toàn là quyền lợi của người lao động mà Nhà nước có trách nhiệm chăm lo phù hợp với điều kiện, tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Cạnh đó, phải có sự phối hợp, chăm lo giữa các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội để quyền được làm việc trong điều kiện vệ sinh, an toàn của người lao động được đảm bảo.
– Được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh là quyền lợi của mọi người lao động và thực hiện những quy định về vệ sinh lao động, an toàn lao động cũng đồng thời là nghĩa vụ của mọi người lao động.
– Đảm bảo điều kiện làm việc vệ sinh, an toàn và cải thiện không ngừng để người lao động được làm việc trong điều kiện tốt nhất là nghĩa vụ của người sử dụng lao động.
– Bảo hộ lao động, vệ sinh lao động liên quan đến công việc cũng như tiêu chuẩn an toàn lao động liên quan đến nhiệm vụ của mình thì mọi người lao động và người sử dụng lao động phải có bổ phận hiểu biết rõ ràng.
– Những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sau đây là tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Hội đồng bộ trưởng hoặc các cơ quan pháp quyền được Hội đồng bộ trưởng ủy quyền sẽ ban hành áp dụng cho nhiều ngành trong phạm vi cả nước về tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Cơ quan Nhà nước quản lý ngành sẽ ban hành tiêu chuẩn vệ sinh lao động, an toàn lao động áp dụng riêng cho ngành trực thuộc đó nhưng đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn do Hội đồng bộ trưởng ban hành về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
– Nhà nước khuyến khích bằng các biện pháp thỏa đáng, chính sách thích hợp cho việc nghiên cứu khoa học – kỹ thuật bảo hộ lao động, việc kinh doanh, sản xuất, nhập khẩu các trang thiết bị, dụng cụ phương tiện bảo vệ người lao động.
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
– Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động.
– Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên.
– Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động.
Hợp đồng bảo hộ lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về điều kiện an toàn, vệ sinh lao động; các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động.
Khi thỏa thuận hợp đồng lao động, cần tuân thủ chặt chẽ chế độ bảo hộ lao động mà pháp luật quy định. Chế độ bảo hộ lao động là tập hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, quy định các điều kiện an toàn, vệ sinh lao động có tính chất bắt buộc; biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân cách của người lao động và giải quyết hậu quả do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra đối với người lao động. Theo quy định hiện hành, chế độ bảo hộ lao động được thể hiện qua các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
Xuất phát từ tầm quan trọng của bảo hộ lao động, nhà nước thống nhất quản lý các hoạt động bảo hộ lao động. Bên cạnh đó, việc thực hiện bảo hộ lao động còn phải tuân thủ nguyên tắc toàn diện và đồng bộ. Mặt khác, thực hiện bảo hộ lao động là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động trong quan hệ lao động.
Các quy định về bảo hộ lao động mang tính chất bắt buộc, từ đó hạn chế thấp nhất hậu quả của việc không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động.
Bảo hộ lao động là hoạt động được thực hiện đông đảo bởi người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động là người chịu tác động trực tiếp của điều kiện lao động, do đó bản thân mỗi người lao động cần nghiêm túc thực hiện các hoạt động bảo hộ lao động.